Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

My Wage

I bargained with Life for a penny,
And Life would pay no more,
However I begged at evening
When I counted my scanty store;

For Life is a just employer,
He gives you what you ask,
But once you have set the wages,
Why, you must bear the task.

I worked for a menial’s hire,
Only to learn, dismayed,
That any wage I had asked of Life,
Life would have paid.

Jessie B. Rittenhouse (1869 – 1948)

Tôi mặc cả với cuộc đời vì một đồng xu
Và cuộc đời không trả thêm 1 đồng xu nào nữa
Cho dù tôi đã van xin mỗi tối
Khi đếm lại đồng lương ít ỏi của mình;

Vì cuộc đời chính là ông chủ,
Ông ta cho bạn những thứ bạn đòi,
Nhưng khi bạn chấp nhận đồng lương
Bạn cần có trách nhiệm với công việc của mình.

Tôi đã làm công việc này,
Chỉ để học, để hiểu rằng,
Bất kì mức lương nào tôi yêu cầu cuộc đời,
Cuộc đời sẽ sẵn lòng chi trả nó cho tôi.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

10 cách cải thiện kĩ năng đầu tư (P3)

8/ Chú ý từng chi tiết nhỏ nhất
Không chỉ trong quản lý danh mục đầu tư cá nhân của bạn, mà cả trong công việc & đời sống, càng chịu khó quan sát, để ý các chi tiết nhỏ nhất thì cơ hội thành công của bạn càng cao. Giống như đi trong rừng rậm, nhìn thấy cây cối có các vết sướt như bàn tay bạn không thấy có gì nguy hiểm và bỏ qua. Đi tiếp và nhìn thấy những dấu chân thú lớn hằn trên bùn. Người đi rừng nhiều kinh nghiệm sẽ chú ý những dấu vết lạ và phân tích, nghi ngờ. Người hời hợt thì lại bỏ qua. Đến khi gặp con gấu thật thì không thể bỏ qua được nữa rồi, lúc đó chỉ có cách chạy thục mạng để thoát chết. Nếu như bạn để ý những chi tiết nhỏ nhất ngay từ đầu thì có thể đã cảnh giác và đi đường khác. Đại Bàng của mình người Mỹ kiều, làm đầu tư luôn chú ý những chi tiết nhỏ nhất, liên tục đặt câu hỏi, xâu chuỗi vấn đề, từ đó nghĩ ra nhiều ý tưởng, giải pháp rất hay, và dĩ nhiên là rất thành công trong công việc. Mình như người đi rừng nghiệp dư, suy nghĩ hời hợt, viết báo cáo số má, ngữ pháp đôi khi viết còn sai, may nhờ có Đại Bàng uốn nắn nên ngày qua ngày cũng cải thiện được, ít nhất hiểu được muốn trở thành cao thủ phải cực kì chú ý vào những chi tiết nhỏ nhất, giống kiểu Conan or Sherlock Homes phá án. Những việc đơn giản nhất mà vẫn có thói quen cẩu thả, không chú tâm vào detail sẽ mang đến những hậu quả vô cùng lớn & khó thành công trong việc đầu tư được.

9/ Kiên nhẫn
Không có 1 hệ thống đầu tư nào đảm bảo bạn sẽ luôn thành công trong ngắn hạn. Vì vậy kiên nhẫn là 1 đức tính không thể thiếu của nhà đầu tư.  Ngẫm lại nhiều lần mình cũng quá thiếu kiên nhẫn, khi cổ phiếu muốn mua tăng nóng thường ráng đua theo vì sợ lỡ tàu. Hoặc là mua cổ phiếu rồi đợi mãi không thấy cổ phiếu tăng giá. Nhìn cổ phiếu hàng xóm tăng giá quá, tức mình bán mua cổ phiếu khác. Mà cổ phiếu nó có con mắt rất quái dị, mình vừa bán 1 vài phiên là nó tăng giá ầm ầm (vì đã đuổi được những trader mất kiên nhẫn xuống tàu). Có 1 số người sinh ra đã có đức tính kiên nhẫn bẩm sinh, điều này 1 phần do cá tính, hoặc do lối sống đã định hình lâu đời nên khá khó cho những người có cá tính bốc đồng luyện tập để trở nên kiên nhẫn hơn. Các nhà đầu tư vĩ đại Buffett, Graham, Munger luôn có đức tính này. Họ luôn đủ kiên nhẫn để đợi quả bóng đến điểm ngọt rồi mới quất 1 phát ăn điểm luôn, nghĩa là chờ đợi giá cổ phiếu rơi vào vùng có biên an toàn cao, mua & kiên nhẫn chờ đợi cổ phiếu về lại giá trị thực. Không có con đường tắt trong trò chơi này, muốn thắng bạn phải học đức tính này thôi.

10/ Liên tục hoàn thiện mình
Bàn qua chuyện đá bóng, lúc mới về MU CR7 thuận chân phải, chỉ có tài rê bóng, múa máy cho đẹp là chính. Vài năm sau anh bổng nhiên sút phạt giỏi, chạy nhanh, đánh đầu giỏi, sút bóng cả 2 chân, nói chung là các kĩ năng hoàn thiện hơn rất nhiều. Không phải ngẫu nhiên trời cho mà Cr7 có những kĩ năng đó. Anh biết rằng muốn trở thành cầu thủ giỏi nhất thì không thể chỉ biết múa máy, phải giỏi rất nhiều kĩ năng, và phải khổ luyện thì mới giỏi. M10 cũng không ngẫu nhiên trở nên bền bỉ, tốc độ, sút phạt giỏi, đi bóng giỏi, tất cả cũng đến từ khổ luyện (chỉ có điều yếu tố tài năng bẩm sinh của M10 lớn quá nên khán giả quên mất M10 cũng là người tập luyện chăm chỉ nhất ở Barca).
Lúc còn trẻ triết lý đầu tư của Buffett rất khác hiện nay. Ông đã học được nghề của Graham và có thể sống khỏe đến hết đời nhờ vào các tuyệt chiêu đó. Thế nhưng Buffett vẫn tiếp tục hoàn thiện mình hơn nữa, học thêm từ các nhà đầu tư khác để hệ thống của mình tuyệt vời hơn, bách chiến bách thắng. Một người được xem là hoàn hảo như Buffett còn có điểm yếu để cải thiện, bạn và tôi chắc chắn có vô vàn thứ cần cải thiện. Vậy hãy làm 1 checklist những sai lầm, điểm yếu mình cần cải thiện ngay. Như anh CR7, mỗi tháng, mỗi năm luyện tập biến 1 điểm yếu thành điểm mạnh. Sau vài năm, tuy không hơn đc M10 nhưng vẫn ăn đứt các cao thủ từng xếp trên Anh nhiều bật ngày trước như Rooney, Robben, Persie, Ribery...
Học lý thuyết vậy là đủ rồi, hãy bắt tay vào cải thiện thôi!


Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

10 cách cải thiện kĩ năng đầu tư (P2)

4/ Sử dụng checklists
Charlie Munger, đối tác của Buffett, được xem là nhà đầu tư thông minh nhất thế giới, là chuyên gia sử dụng Checklist trong việc phân tích đầu tư. Checklist không thể thay thế nhà ta ra quyết định mua hay bán, nhưng nó giúp ta quản lý nhiều thông tin phứt tạp và kiểm soát cảm xúc. Nếu bạn muốn học cách dùng checklist trong đầu tư, hãy đọc cuốn The Investment Checklist của Michael Shearn, highly recommend. Dùng Checklistđể đảm bảo tính kỉ luật khi mua cổ phiếu, ví dụ: tôi chỉ mua 1 cổ phiếu khi hiểu được các checklist sau:
Business có dể hiểu không?
Lợi thế cạnh tranh của công ty là gì?
Công ty dựa vào đâu để tăng trưởng?
Ban giám đốc làm việc có hiệu quả ko?
ROE, P/E, P/e đang là bao nhiêu?
Thời gian nắm giữ dự tính đến khi cổ phiếu này tăng giá trị?
Rủi ro lớn nhất của công ty là gì?
......
5/ Cải thiện khả năng tìm kiếm cổ phiếu
Đầu tiên bạn phải tăng số lượng ý tưởng đầu tư bạn nghiên cứu. Càng lật nhiều đá thì khả năng tìm ngọc trong đá càng cao hơn. Ý tưởng đầu tư có thể đến từ nhiều nguồn. Gần nhất là tìm hiểu ý tưởng đầu tư của những nhà đầu tư giỏi bạn biết. Bạn cũng có thể tìm các ý tưởng đầu tư từ diễn đàn, blogs. Hãy làm 1 danh sách 700 cổ phiếu trên sàn, loại bớt 1 số mã không có thanh khoản còn tầm 600 mã. Sau đó lập 1 list những cố phiếu tốt, bạn muốn mua những giá đang cao, chờ đợi đến khi cổ phiếu đó giảm đến mức giá kì vọng để mua vào. Theo dõi những cổ phiếu giảm giá về mức thấp nhất của 52 tuần gần nhất. Càng search được nhiều ý tưởng đầu tư bạn càng có nhiều cơ hội mua được cổ phiếu tốt giá hợp lý và cải thiện được kết quả.

6/ Cải thiện việc kiểm soát rủi ro
Lãi 30%/năm nhiều người chê ít, nhưng nếu bạn làm được vậy 3 năm liên tiếp thì tài khoản sẽ tăng hơn gấp đôi. Còn nếu lỗ 30% thì năm sau bạn phải lãi 43% mới hòa vốn được. Có nhiều chiến lược cụ thể để kiểm soát rủi ro, tùy vào mức độ chấp nhận rủi ro của từng người nên không có chuẩn nào chung. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng phương pháp checklist ở trên: tôi chỉ mua/không mua cổ phiếu nếu không hiểu được các checklist sau:
Rủi ro lớn nhất của công ty là gì?
Nếu lãi suất tăng, lạm phát, tăng trưởng thấp... công ty có bị ảnh hưởng nặng nề ko?
Tôi có hiểu business của công ty ko?
Công ty có vay nợ nhiều quá ko?

7/ Kiểm soát bản thân
Bạn cần kiểm soát những lỗi tâm lý & kiểm soát thời gian để đầu tư tốt hơn. Về lỗi tâm lý chia làm 2 loại là lỗi nhận thức & lỗi cảm xúc. Lỗi cảm xúc thuộc về tính cách, khó có thể thay đổi trong ngắn hạn. Nhưng lỗi về nhận thức, đánh giá vấn đề có thể chữa được. 1 số sai lệch về nhận thức cơ bản, ví dụ như quá bảo thủ, phụ thuộc vào kinh nghiệm quá khứ, tìm sự đồng tình của người khác trước khi quyết định...đã được viết ở đây. Về vấn đề này Munger cũng là chuyên gia, bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết của Munger về tài chính hành vi.
Về kiểm soát thời gian, Buffettt có nói: điểm khác biệt giữa người thành công và người rất thành công đó là người rất thành công say NO với hầu hết tất cả mọi thứ. Nghĩa là họ chuyên tâm 100% vào công việc, đam mê của họ, không bị xao lãng. Hãy nhìn Buffett, trong suốt cuộc đời đầu tư của mình, công việc thường xuyên nhất của Ông là đến văn phòng, đọc báo cáo tài chính, gọi điện thoại hỏi về những vấn đề cần làm sáng tỏ, nghiên cứu công ty, hết ngày Ông lại mang 1 mớ tài liệu về nhà đọc. Khi có khách đến chơi Ông chỉ tiếp chuyện qua loa rồi giao lại việc tiếp khách cho vợ, còn Ông lên phòng riêng tiếp tục đọc. Graham, thầy của Buffett cũng là 1 nhà đầu tư vĩ đại, khi còn trẻ Ông cũng chăm chỉ hơn bất kì 1 nhân viên phố Wall nào. Nhưng ngoài đầu tư ra Ông còn nhiều sở thích khác, tính cách có vẻ phóng khoáng. Vì vậy khi nghĩ ra cách quản lý danh mục, phương pháp đầu tư thành công rồi Ông chỉ dùng nó để kiếm lời vừa phải, dành thời gian cho các đam mê khác. Ngược lại, Buffett dành 100% nguồn lực cho đầu tư. Học được tuyệt chiêu của Graham rồi, Ông không chỉ áp dụng rập khuôn mà con cách tân nó, áp dụng thêm triết lý của Fisher vào để thành công hơn nữa. Không có chén thánh ở đây! Các nhà đầu tư vĩ đại đều làm việc chăm chỉ gấp nhiều lần nhà đầu tư bình thường!

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

10 cách để cải thiện kĩ năng đầu tư

Khi chơi hoặc xem đánh bài Xì Tố (Poker), vài ván đầu tiên có 1 người thắng đậm, 1 người thua đậm. Bạn chỉ có thể kết luận người thắng đậm may mắn hơn, không chắc là người đó đánh giỏi mà thắng. Có thể đối phương thả vài ván đầu tiên thăm dò. Chỉ khi chơi, hoặc xem 1 chuỗi vài  chục trận, bạn mới có thể biết được người chơi nào có kinh nghiệm, cao tay, người chơi nào là tay mơ và chỉ thắng được những ván bài đỏ. Công việc đâu tư (chứng khoán) cũng vậy, nếu bạn mới bắt đầu đầu tư và thắng đậm vài lần ra quân đầu tiên, bạn sẽ nghĩ khả năng đầu tư mình quá giỏi, mới tham gia đã trúng lớn. Trải qua vài tháng, hoặc vài năm chưa chắc tài khoản bạn tăng trưởng ổn định nếu không cải thiện phương pháp đầu tư của mình. Chọn 1 cổ phiếu tăng giá không khó (có vài trăm cổ phiếu tăng giá hàng ngày, bốc đại có khi cũng trúng), nhưng để chọn đúng cổ phiếu trong 1 thời gian dài là 1 thách thức. Cũng giống như chơi Xì Tố, muốn chiến thắng ổn định trong thời gian dài, bạn cần từng ngày cải thiện phương pháp, tâm lý, quá trình chơi để thành 1 cao thủ thực sự, trăm trận không thua.  Người mới đầu tư thường thích học chiêu thức, phương pháp để ra trận đánh ngay. Chiêu thức có thể là các formation quen thuộc của phân tích kĩ thuật, tính toán các chỉ số tài chính…Nhưng khi thương tích đầy mình thì những chiến binh thường nghiên cứu tâm pháp, triết lý đầu tư nhiều hơn, để công việc đầu tư bài bản & ổn định hơn. Dưới đây là 10 cách để cải thiện quá trình đầu tư của Greg Speicher, rất bổ ích cho tôi, hi vọng sẽ có ích cho người đọc.

 1/ Xác định rõ mục tiêu

Bạn phải đặt mục tiêu cụ thể, danh mục sẽ tăng trưởng bao nhiêu %/năm, vượt hơn Vnindex bao nhiêu %, từ đó mới có kế hoạch đi tiền được. Nếu mục tiêu lợi nhuận của bạn là càng nhiều càng tốt thì rất khó đánh giá chiến lược đang áp dụng có hoàn thành được mục tiêu không. Ví dụ mục tiêu của tôi là lãi 26.5% mỗi năm. Cuối năm đánh giá lại, nếu mình làm hơn được mục tiêu là do đâu? Do thị trường quá thuận lợi hay là do kĩ năng của mình đã tốt lên. Nếu lỗ hoặc tăng trưởng thấp hơn Vnindex là lí do vì sao, kĩ năng chọn cổ phiếu hay tâm lý?Từ đó cải thiện quy trình đầu tư của mình.

2/ Xác định rõ chiến lược đầu tư của mình

Bạn không thể cải thiện quy trình ra quyết định đầu tư nếu không có 1 chiến lược đầu tư cụ thể. Lúc mới đầu tư chiến lược của tôi là đánh đấm loạn xạ theo phân tích kĩ thuật, thử nghiệm rất nhiều indicators, từ MA, RSI, Ichi mò ku… cuối cùng cảm thấy mình không có tố chất để làm trader. Tôi chuyển sang học phân tích cơ bản & xác định chiến lược của mình là đầu tư giá trị, chỉ mua cổ phiếu dưới giá trị. Đầu tư giá trị có nhiều cách khác nhau, nhưng có 1 số quy trình, chiến lược chung, ví dụ như mua cổ phiếu có P/e, P/b thấp trong ngành, mua cổ phiếu net net…Bạn phải ghi rõ chiến lược của mình ra, ý tưởng đầu tư, cách định giá theo phương pháp nào, khi nào mua, khi nào bán. Sau khi thực hiện chiến lược bạn đã viết ra 1 thời gian thì đánh giá coi có hiệu quả không, có cần thay đổi chỗ nào không. Ví dụ đầu năm 2013 đến nay chiến lược của tui là buy and hold những cổ phiếu tốt, P/e thấp, tăng trưởng ổn định, Balance sheet tốt. Chiến lược này dùng khá tốt cho đến giữa năm 2014, khi các cổ phiếu giá trị đã tăng giá mạnh rồi thì rất khó tìm ra được những cổ phiếu tốt dựa vào những screen đơn giản nữa. Vì vậy tui phải chịu khó hơn nữa, như những đứa trẻ lật đá tìm dế, càng lật nhiều viên đá lên thì cơ hội tìm ra dế càng nhiều hơn. Nếu bạn không viết ra & theo dõi chiến lược đầu tư của mình, bạn sẽ không kịp thay đổi khi chiến lược của mình lạc điệu với thị trường hiện tại. Không có chiến lược nào luôn tốt trong mọi hoàn cảnh. Nhạc đổi nhịp thì phải tìm cách nhảy điệu khác.

3/ Đừng tập trung vào kết quả


Nếu bạn tập trung nhìn bảng điện quá nhiều thì bạn sẽ không còn thời gian để suy nghĩ, phân tích. Rất nhiều trường hợp bạn nghe 1 ai đó khuyến nghị 1 cổ phiếu tốt, mua theo và thắng lớn. Tuy kết quả là thắng lớn nhưng đừng để điều đó lừa dối bạn. Đó không phải là lợi thế cạnh tranh dài hạn trong trò chơi này. Không phải cứ kết quả tốt đều đến từ quy trình ra quyết định đầu tư của bạn tốt. Cái bạn cần là 1 quy trình tốt, nó có thể khiến bạn thua lỗ 1 vài deals nếu bạn xui (thị trường mà, ai biết chắc được điều gì), nhưng nó sẽ giúp bạn sống sót lâu dài trên thị trường. Ví dụ ở những giai đoạn TTCK tăng nóng, nếu bạn có những phân tích chứng minh TTCK đã overvalued và quyết đứng ngoài. Nhìn bạn bè mua cổ phiếu cứ tăng trần, còn mình chỉ đá ống bơ, cũng hơi tiếc, nhưng đó là quyết định dựa trên 1 quy trình đúng. Nếu bạn tham lam nhảy vào lúc tt quá nóng, có thể ăn thêm 1 đoạn nữa, nhưng rủi chạy không kịp thì cũng mất hết thành quả. Cái quan trọng là xây dựng 1 quy trình đầu tư tốt, đừng vì kết quả nhất thời mà hành động thiếu kỉ luật. 

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Book review: Contrarian Investment Strategies -David Dreman


Tên của quyển sách đã tiết lộ một phần nội dung tác giả muốn truyền đạt- về đầu tư giá trị bằng cách tìm mua các cổ phiếu không được thị trường ngó ngàng đến Nội dung của sách là các chiến lược, kỉ luật mua bán để kiếm lời từ những cổ phiếu đi ngược đám đông. Các phương pháp mua cổ phiếu thiên về định lượng, ví dụ mua 1 rổ các cổ phiếu có P/E, P/B, P/FCF thấp, dividend yield cao và chờ đợi các cổ phiếu này trở về giá trị thật. Quyển sách dày hơn 400 trang với 41 quy luật mua bán cổ phiếu. Dưới đây là 1 số quy luật của chiến lược này:
Rule 1: đừng dùng phân tích kĩ thuật và tìm cách timing thị trường, nó chỉ làm bạn tốn tiền.
Rule 6: các báo cáo phân tích luôn dự đoán quá lạc quan về công ty. Bạn phải điều chỉnh giảm xuống cho phù hợp.
Rule 14: mua 1 rổ các cổ phiếu không được thị trường chú ý và định giá cao, các cổ phiếu có P/e, P/b, p/FCF thấp, cổ tức cao.
Rule 17: chỉ mua những cổ phiếu đi ngược đám đông, chúng sẽ đem đến lợi nhuận vượt trội.
Rule 20: mua những cổ phiếu rẻ nhất ngành dưới trên các so sánh định lượng.
Rule 21: khi các cổ phiếu đã đến điểm bán (các tỉ số P/E, P/b lên cao, không còn rẻ nữa, đã bị thị trường để ý) thì hãy bán ngay và tìm cổ phiếu đi ngược đám đông mới.
Rule 26: đừng kì vọng chiến lược đầu tư bạn áp dụng sẽ đem lại lợi nhuận ngay. Cần phải có thời gian thực hành, áp dụng.
Rule 29: khi có khủng hoảng kinh tế hoặc chính trị sẽ có làn sóng bán tháo, hãy tận dụng điều này để mua cổ phiếu giá rẻ.
Rule 33-38: bí kíp đầu tư cổ phiếu Penny: mua cổ phiếu Penny có tài sản tốt, lợi nhuận ổn định, diversify nhiều cổ phiếu và phải kiên nhẫn.
Trong từng Rule, tác giả diễn giải chi tiết hơn và có case study cụ thể.

Nhận xét: quyển sách có nhiều chiến lược mua bán hay, cụ thể, thích hợp cho nhà đầu tư ít kinh nghiệm. Nếu bạn không có nhiều thời gian nghiên cứu cổ phiếu, không phải là “chiên da” chứng khoán thì áp dụng các phương pháp định lượng đơn giản, an toàn cũng cho kết quả tốt. Nếu bạn đã có kinh nghiệm chinh chiến, am hiểu về thị trường, về ngành và nhiều công ty rồi, thì có thể không thích quyển sách này vì nó quá đơn giản. Đặc biệt nếu phương cách đầu tư của bạn muốn tìm cổ phiếu có good/great business với fair price như Warren Buffett thì quyển sách này không phù hợp. 

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Đầu tư vào công ty kinh doanh tốt

Đầu tư giá trị không phải lúc nào cũng mua được cổ phiếu dưới giá trị và chỉ một thời gian ngắn là bán được giá cao. Sẽ có những giai đoạn cổ phiếu dưới giá trị tiếp tục giảm giá. Điều cần thiết là nhà đầu tư phải kiên nhẫn chờ đợi thị trường nhận ra giá trị thật của cổ phiếu và re pricing cổ phiếu đó về đúng giá trị của nó. Nếu may mắn thì Mr Market sẽ trả cổ phiếu của bạn về đúng giá trị trong một thời gian ngắn. Nếu không may mắn, có khi phải chờ đến hàng năm. Vì vậy khi đầu tư giá trị nên chọn mua cổ phiếu kinh doanh tốt, sẽ giảm thiểu rủi ro business của công ty giảm giá trị. Theo thời gian, các công ty kinh doanh tốt thường tăng giá trị, và nhà đầu tư sẽ được lợi gấp đôi, từ việc giá cổ phiếu quay về giá trị thực và giá trị thực của cổ phiếu tăng lên theo thời gian. Với những cổ phiếu dưới giá trị nhưng có hoạt động kinh doanh yếu kém, trong thời gian chờ đợi giá cổ phiếu về với giá trị thực, có khi giá trị thực giảm xuống mạnh & margin of safety không còn nữa.
Khi chọn công ty có business tốt để đầu tư, cần chú ý các yếu tố sau:
Rào cản gia nhập ngành cao
Thương hiệu
ROE cao
FCF cao
Khách hàng trung thành
Tiềm năng tăng trưởng
Ban giám đốc giỏi
Có thể tăng giá bán sản phẩm
Balance sheet tốt

Ít đòi hỏi đầu tư CAPEX

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Nếu đầu tư size nhỏ, lợi nhuận kì vọng của Buffett là bao nhiêu % mỗi năm?

Warren Buffett những năm mới khởi nghiệp (1950-1956) kiếm trung bình mỗi năm 43%. Giai đoạn từ 1957-1964 Ông đạt thành tích trung bình 27.7% mỗi năm, giai đoạn từ 1965 đến 30 năm sau Ông đạt trung bình 29.1%. Size tài khoản tăng lên nhanh khiến cho lợi nhuận của Buffett không đột biến như giai đoạn trai trẻ chưa quá nổi tiếng. Nhìn lại, trung bình cứ sau 3 năm tài sản của Ông lại nhân đôi, trong suốt 60 năm đầu tư chứng khoán!

Tôi thắc mắc là nếu quản lý tài khoản nhỏ tầm vài triệu $ thì vị huyền thoại đầu tư giá trị này sẽ dám đảm bảo suất sinh lời bao nhiêu %? Rất may là câu hỏi này từng được Buffett trả lời năm 1999 đăng trên Business Week:
“Nếu hiện nay tôi quản lý 1 triệu $, hoặc 10 triệu $ gì đó cũng được, tôi sẽ đầu tư toàn bộ số tiền đó (vào chứng khoán). Ai bảo size tài khoản không ảnh hưởng gì đến việc đầu tư chỉ là chém gió. Suất sinh lời cao nhất tôi đạt được là giai đoạn những năm 1950. Khi ấy tôi đã đè bẹp chỉ số Dow. Nhưng lúc đó tôi đầu tư với số tiền nhỏ. Sẽ rất lợi thế nếu  bạn không phải đầu tư với quá nhiều tiền. Tôi nghĩ tôi có thể kiếm 50% mỗi năm với tài khoản 1 triệu đô. Không, Tôi dám chắc là tôi có thể. Tôi đảm bảo điều đó!”
Năm 2005, khi có người hỏi lại câu hỏi cũ: “ năm 1999, Ông nói rằng đảm bảo kiếm được 50% mỗi năm nếu đầu tư 1 triệu $, bây giờ Ông còn tự tin đạt được suất sinh lời đó không?” Buffett trả lời:

“ Dĩ nhiên, tôi vẫn tự tin với điều đó. Thực tế, chúng tôi vẫn kiếm được suất sinh lời cỡ đó trở lên ở 1 số vụ đầu tư nhỏ. Tôi còn dám khẳng định rằng điều đó (kiếm 50%/năm) còn dễ dàng hơn trong thời buổi này vì thông tin dễ truy cập hơn. Quản lý quá nhiều tiền khiến Berkshire buộc phải đầu tư vào các công ty ít hấp dẫn hơn. Trình độ đầu tư và hiểu biết về kinh doanh của tôi ngày càng tăng, nhưng tỉ suất lợi nhuận thua xa những năm 1950. Với size của Berkshire hiện nay, chúng tôi không có nhiều hơn 200 cổ phiếu trên thế giới đủ tiêu chuẩn để lựa chọn đầu tư.”