Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Cơ bản về định giá bằng Free Cash Flow

Tính giá trị doanh nghiệp bằng cách dự phóng dòng tiền tự do cho doanh nghiệp (Free cash flowto Firm) hoặc dòng tiền tự do cho cổ đông (Free cash flow to Equity) là 1 mô hình định giá được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Mô hình này thích hợp khi định giá những công ty:
1/ Không trả cổ tức hoặc trả cổ tức ít hơn dòng tiền kiếm được
2/ FCF tương ứng với khả năng sinh lời của doanh nghiệp
3/ Thường dùng khi định giá để mua bán sở hữu doanh nghiệp

Để tiếp cận model này 1 cách đơn giản, bạn hãy quên hết những công thức tính dòng tiền phức tạp mà chỉ xem doanh nghiệp như 1 cổ máy tạo tiền. Tiền vào đến từ việc bán sản phẩm, tiền ra là để chi trả lương, thuế & các chi phí hoạt động khác. Ngoài ra để cổ máy này hoạt động trơn tru thì phải bỏ tiền mua nhiên liệu, xăng nhớt… (đây chính là hàng tồn kho, phải thu & đầu tư tài sản lưu động khác), lâu lâu phải lắp thêm cánh quạt, mô tơ để máy chạy mướt hơn (đầu tư tài sản cố định). Chênh lệch giữa tiền vào và tiền ra chính là Free CF cho các nhà đầu tư vào cổ máy(FCFF). Nhà đầu tư có 2 loại là chủ nợ & chủ sở hữu. Theo luật thì chủ nợ được quyền lấy tiền lãi trước chủ sở hữu. Vì vậy khoản FCFF ở trên nếu trừ tiền trả nợ gốc và lãi ra sẽ là dòng tiền tự do cho cổ đông (FCFE).

Khi áp dụng mô hình này phải tiến hành 4 bước cơ bản sau:
+ Thu thập BCTC doanh nghiệp, dự phóng FCF hàng năm trong khoảng thời gian định giá
+ Tính terminal value với giá định sau bao nhiêu năm doanh nghiệp sẽ tăng trưởng ổn định mãi mãi
+ Chọn suất chiết khấu hợp lý
+ Chiết khấu FCF & terminal value về hiện tại & cộng 2 giá trị này với nhau.

Điểm yếu của mô hình là nó quá phụ thuộc vào các giả định. Dự phóng tăng trưởng FCF hàng năm bao nhiêu % là hợp lý? điều này phụ thuộc vào tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, chiến lược cạnh tranh, đặc điểm của ngành… đến khi nào doanh nghiệp sẽ tăng trưởng ổn định mãi mãi?
Suất chiết khấu hợp lý là 1 khó khăn của mô hình này & của tất cả các mô hình tài chính phải chiết khấu dòng tiền. Nếu dùng FCFF thì suất chiết khấu là bình quân chi phí sử dụng vốn (WACC), còn FCFE thì dùng required return của cổ đông là suất chiết khấu.

Tất nhiên, mô hình tài chính này chỉ là ước tính giá trị doanh nghiệp về dài hạn & rất nhạy cảm với suất chiết khấu & giả định của analyst. Vì vậy nếu bạn áp dụng mô hình này để trading ngắn hạn & thất bại thì cũng đừng chửi rủa model cùi bắp nhé. Nhưng trong 1 trường hợp khác, MSN muốn mua 1 công ty sơ khai chưa lên sàn, bác Đăng Quang đến hỏi e: “giờ anh mua thằng này giá bao nhiêu là đẹp chú?”. E trả lời: “ 600 tỷ là đẹp anh ơi, vì e post bài lên Vfpress mấy anh em bảo 700 tỉ mắc quá, nên e nghĩ a ra giá 600 tỉ đi” (just kidding)
Trong trường hợp này, không thể dùng PTKT hay chiết khấu cổ tức để định giá công ty này được, vì vậy e phải nghiên cứu ngành, đặt ra các giả định hợp lý & logic để định giá công ty mục tiêu này bằng FCF model. Các giả định càng chính xác & hợp lý bao nhiêu thì mô hình sẽ cho ra giá xác với giá trị thật bấy nhiêu, lúc đó mới ăn tiền phí tư vấn của bác Quang được.

Bài viết này chỉ là những điều rất cơ bản về FCF, hi vọng sẽ có nhiều đóng góp tranh luận của các chuyên gia phân tích cơ bản trên Vfpress
P/s: trong phỏng vấn xin việc equity analyst ở các CTCK & quỹ đầu tư, gần như chắc chắn sẽ có câu hỏi: mày biết gì về DCF, kể a nghe vài đường cơ bản, ưu khuyết điểm & so sánh với các phương pháp khác a nghe

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét